2. Sự tích hoa đào ngày Tết của miền Bắc
Sự tích cây hoa đào ngày tết như thế nào? Xưa kia, ở phía Đông núi Sóc Sơn, cây đào đã mọc lên từ rất lâu đời. Cành lá hoa sum suê, trông to lớn rất khác thường, tạo thành bóng râm che phủ một vùng trời. Lúc này, hai vị thần tên gọi Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây đào khổng lồ này.
Tại thời điểm đó, quỷ dữ bén mạng tới đây đều bị hai vị thần linh trừng phạt. Chúng sợ sự uy vũ sấm sét của hai vị đến nội sợ luôn cả cây đào. Kể từ đấy, chỉ cần nhìn thấy cây đào quý dữ, ma quái đều cao chạy xa bay.
Vào một ngày cuối năm, khi hai vị thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Lợi dụng những ngày hai vị thần vắng mặt, lũ quỷ dữ hoành hành, tác oai tác quái. Để tránh khỏi sự quấy phá của chúng, người dân đã bẻ cành hoa đào về cắm trong lọ. Những ai không bẻ được cành đào sẽ lấy giấy hồng điều vẽ 2 vị thần linh dán trước nhà. Và sự tích hoa đào ngày Tết cũng bắt nguồn từ đó.
3. Ý nghĩa của hoa đào trong mỗi dịp Tết cổ truyền Việt Nam
Hoa đào ngày tết có ý nghĩa gì? Từ lâu, cây đào không chỉ là sắc hoa tô điểm không gian ngày tết. Mà nó còn mang nhiều tầng ý nghĩa khác nhau mà không phải ai trong chúng ta cũng biết được.
3.1. Tinh hoa ngũ hành
Hoa đào được ví von là tinh hoa ngũ hành bởi sắc độ nhẹ nhàng, màu hoa tươi thắm. Nó không chỉ giúp xua đuổi bách quỷ, những điềm kém may mắn. Mà nó còn góp phần mang lại niềm hy vọng về một năm mới an yên, hạnh phúc.
3.2. Biểu tượng cho sự sinh sôi nảy nở
Chính sự mơ mở, sinh sôi và khoe sắc hoa đào mang đến hy vọng về cuộc sống tốt lành. Hoa anh đào chính là biểu tượng sự may mắn, mở ra chặng đường mới đầy thuận lợi trong năm mới.