Cây giống đào Bích có hoa màu đỏ, mật độ hoa/ cành dày, đường kính hoa > 3,5 cm, số lượng cánh hoa từ 20-22 cánh, tỉ lệ nở hoa cao > 95%, hoa nở tập trung, độ bền cành hoa là 15-16 ngày, được người tiêu dùng ưa chuộng. Giống có khả năng sinh trưởng, phát triển và chống chịu sâu bệnh tốt đặc biệt là bệnh chảy gôm.
Hiệu quả kinh tế thu được từ việc trồng giống hoa đào Bích cao hơn so với giống đào bích đang được trồng phố biến ngoài sản xuất hiện nay từ 15-30% Bên cạnh những giống hoa đào truyền thống như đào Phai, đào Bích thì Mãn Thiên Hồng là một trong những giống hoa mới, được Viện Nghiên cứu Rau quả nhập nội từ Trung Quốc, có khả năng thích ứng rộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Qua nghiên cứu, thử nghiệm, các tác giả Viện Nghiên cứu Rau quả đã xây dựng được quy trình chung để trồng các giống hoa đào ở phía Bắc nước ta.
![giống đào bích](https://thegioicaytrong.vn/upload/images/hoa-bich-cay-giong-5.jpg)
Tiêu chuẩn chọn giống đào bích
Đào có nhiều giống: đào bích, đào phai, đào trắng (bạch đào, rất hiếm); có đào thế, đào cảnh trồng chậu, đào cắt cành cắm lọ… Dù mua đào chậu, đào thế, đào cảnh hay đào cành nên chọn những cây hoặc cành vừa phải, tán cân đối, dăm (nhánh nhỏ nhất) nhỏ, nhiều nụ to phân bố đều trên các cành chủ yếu là các cành tăm phía ngoài mặt tán. Đào đẹp là đào có dăm vút thẳng ra ngoài tán, nụ trải đều từ đầu tới cuối dăm. Những cành có dăm to thường ít hoặc thưa hoa.
Thời vụ trồng và mật độ cây đào bích
Có thể trồng nhiều vụ trong năm, nhưng thời vụ chính để trồng đào là vào mùa xuân (tháng 2- 3) và mùa thu (cuối tháng 9 – đầu tháng 10); – Mật độ và khoảng cách: thông thường trồng với khoảng cách 1m x 1m.
Làm đất và đào hố trồng
Đào là cây không chịu úng nên cần chọn đất cao ráo, thoát nước tốt, làm đất tơi xốp, lên luống cao 25-30cm, rộng 70cm, tạo rãnh để thoát nước tốt. Bón lót phân chuồng với lượng 2-3 kg hay phân hữu cơ Đầu Trâu với lượng 1-2 kg/cây. – Đất trồng: cây Đào không kén đất, đất thích hợp là loại đất thịt nặng hoặc đất thịt pha cát, không bị ngập úng, có độ pH 5,6 – 6,5. Đất phải làm kỹ, lên luống cao. – Tưới nước: áp dụng tưới mặt kết hợp với tưới rãnh.
![đào bích](https://thegioicaytrong.vn/upload/images/hoa-bich-cay-giong-1.jpg)
Phân bón lót cho cây đào
– Bón phân: Lượng phân bón cho 1 ha Đào là: 30 tấn phân chuồng ( phân hữu cơ), 200 – 250 kg đạm, 400 kg lân và 400 kg kali, chia ra các lần bón sau: + Bón lót: toàn bộ phân chuồng + 1/3 lượng đạm + 1/2 lượng lân +1/3 lượng ka li.
Kỹ thuật trồng cây đào bích
Lúc trồng lấp đất vừa ngang cổ rễ, nên nhẹ đất từ xung quanh dồn vào bầu cho chặt, tưới nước đẫm. Sau đó luôn tưới đủ độ ẩm cho đến khi cây ra lá non.
Kỹ thuật bón phân cho cây đào bích
Sau tết, cần chuyển ngay đào ra trồng trong đất hoặc thay hỗn hợp đất mới (3-4 phần đất 1 phần phân hữu cơ). Bón lót khi trồng 3-5 kg phân hữu cơ/cây tùy theo cây lớn hay nhỏ. Đối với đào gốc sau khi thu hoạch cành bán tết cần bón 3-5 kg phân hữu cơ/cây ngay sau tết 10 – 15 ngày.